|

Vườn Quốc gia Tràm Chim – mùa sếu đỏ về kiếm ăn


Thăm vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp ) từ tháng 2 đến tháng 5, người ta sẽ gặp cảnh từng đàn sếu đầu đỏ bay về hòa cùng các loài chim khác để kiếm ăn, một cảnh tượng kì thú làm mê đắm lòng người.

Nếu muốn tham quan vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp ), thì du khách nên đến vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5. Bởi vào tháng giêng, sếu đầu đỏ mới bắt đầu về Tràm Chim và tìm bạn tình vào tháng 5 (trước mùa mưa).

Đến đây vào thời gian này, khách du lịch dễ dàng chứng kiến từng đàn sếu đầu đỏ bay về hòa cùng các loài chim khác để kiếm ăn, một cảnh tượng kì thú làm mê đắm lòng người.

Nhiều con sếu cao đến gần 2m, bộ lông xám mượt, chân và cổ cao, đôi cánh dang rộng khi bay, dáng đi khoan thai, đủng đỉnh. Chúng tụ tập ngoài đồng cỏ năng, bay lượn chấp chới, xòe cánh múa nhịp nhàng, cất lên những tiếng kêu lảnh lót cùng khung cảnh huyền hoặc trong ánh hoàng hôn của buổi chiều tà…

Vườn Quốc gia Tràm Chim – mùa sếu đỏ về kiếm ăn

Sếu đầu đỏ là loài chim cao nhất trong số các loài chim biết bay trên trái đất. Loài chim này dễ dàng được nhận ra bởi hầu hết cơ thể của chúng là màu xám bạc ánh thép, khi trưởng thành thì đầu, cổ trụi lông và có một màu đỏ rất nổi bật, đồng thời vằn trên cánh và đuôi một màu xám.

Mỏ và trước đỉnh đầu màu xanh sừng, chân đỏ. Chim non có bộ lông màu sẫm hơn. Sếu đầu đỏ trưởng thành cao khoảng 1,5 - 1,8m; sải cánh từ 2,2 - 2,5m và có trọng lượng trung bình 8 - 10kg. Sếu đầu đỏ là một loài động vật có giá trị cao về thẩm mỹ và sinh học.

Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng hệ sinh thái động vật đa dạng của vườn quốc gia với 40 loài cá, 231 loài chim (147 loài chim nước), trong đó có 13 loài chim quý hiếm được ghi vào Sách đỏ thế giới.

Tập tin:Đồng cỏ và chim nước.jpg
Đồng cỏ ngập nước theo mùa và chim nước
tại Vườn quốc gia Tràm Chim

Theo liệt kê của khu bảo tồn Tràm Chim, những loài chim thường gặp ngoài sếu còn có: Già đẫy lớn, già đẫy Java, cò quắm đầu đen, cò thìa, cò trắng, cò bợ, te vàng, choi choi lưng đen, ngan cánh trắng, diệc lửa, cồng cộc, bồ nông chân xám, giang sen, sẻ bụi, bói cá...

Đến Tràm Chim khi bình minh vừa ló dạng, sương mai còn đọng trên cành cây, ngọn cỏ, ngồi trên thuyền máy len lỏi dọc theo trên những dòng kênh, ngắm nhìn hai bên bờ có nhiều loài chim bay đi kiếm ăn, tiếng chim hót líu lo... nghe lòng thư thái và bình yên biết bao.

Bầy cồng cộc, vịt trời, cò trắng cả trăm con, nghe tiếng thuyền máy đến gần, bay vụt lên rồi dang đôi cánh bay vút về phía trước mũi thuyền như chào đón các vị khách lạ mặt. Vài con chim trích mào đỏ tươi - lông xanh thẫm, đuôi vanh vảnh thoát ẩn, thoát hiện trong những đám cỏ năng ven bên hai bờ kênh…

Về Đồng Tháp, đến Tràm Chim ngắm đàn sếu múa đôi, nghe rừng tràm xào xạc chắc chắn sẽ là những kỉ niệm mà du khách không thể nào quên.

Theo Tuổi trẻ
Tập tin:Sếu Đang Hạ Cánh ở Tràm Chim.jpgSếu đang hạ cánh ở VQG Tràm Chim

Lược sử

  • Năm 1985, Tràm Chim được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp thành lập với tên gọi là Công ty Nông Lâm Ngư trường Tràm Chim, với mục đích là trồng tràm và khai thác thủy sản, và vừa giữ lại được một phần hình ảnh của Đồng Tháp Mười xa xưa.

  • Năm 1986, loài sếu đầu đỏ (chim hạc, sếu cổ trụi), được tái phát hiện ở Tràm Chim.
  • Năm 1991, Tràm Chim trở thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm Chim cấp tỉnh, nhằm bảo tồn loài sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii).
  • Năm 1994, nơi đây trở thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm Chim, cấp quốc gia, theo Quyết định số 47/TTg ngày 2 tháng 2 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ kèm theo thông tư số 4991/KGVX, với diện tích 7.500 ha. Tháng 9 năm 1998, dự án đầu tư của khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim được Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II Thành phố Hồ Chí Minh chỉnh sửa theo đó diện tích khu bảo tồn là 7.588 ha.
  • Năm 1998, nơi đây trở thành Vườn quốc gia Tràm Chim theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 12 năm1998 của Thủ tướng Chính phủ.

Tập tin:Anastomus oscitans Tràm Chim 2.JPG
Cò ốc (Anastomus oscitans) tại Vườn quốc gia Tràm Chim

Tràm Chim là khu Ramsar của thế giới

(Dân Việt) - Ngày 22.5.12, Bộ Tài nguyên- Môi trường cùng UBND tỉnh Đồng Tháp làm lễ đón nhận chứng chỉ khu Ramsar cho Vườn quốc gia Tràm Chim.
Ngày 21.5, tại Đồng Tháp đã diễn ra Diễn đàn Bảo tồn thiên nhiên và văn hóa phát triển bền vững vùng ĐBSCL, kết hợp với trao bằng công nhận Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) là khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về sinh học và bảo tồn) của thế giới.

Ngày 22.5, Bộ Tài nguyên- Môi trường cùng UBND tỉnh Đồng Tháp làm lễ đón nhận chứng chỉ khu Ramsar cho Vườn quốc gia Tràm Chim .

Vườn quốc gia Tràm Chim có tổng diện tích 7.588ha, là một trong 8 khu vực bảo tồn các loài chim quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay. Đây là nơi cư trú của trên 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước, trong đó có 13 loài chim quý hiếm của thế giới.
Hoàng Mai
</div

Đăng lên bởi admincuchot lúc 21:31. Trong thư mục . Nếu như bạn thích tin tức từ website này hãy theo dỏi bằng RSS 2.0.
Đăng bài viết của bạn bằng cách gữi bài viết về email cuchot86@gmail.com

0 comments for "Vườn Quốc gia Tràm Chim – mùa sếu đỏ về kiếm ăn"

Leave a reply