Các thuật ngữ quan trọng về Bitcoin
Người dùng bitcoin không cần phải đăng ký tài khoản, không cần nhà bank, không cần thẻ tín dụng, không cần email, không cần phải có user-name hay passwords, không cần biết tên tuổi, địa chỉ, giới tính, quốc tịch, màu da, đẳng cấp, tầng lớp, trình độ… để nhận hay gửi bitcoins.
Address – Địa chỉ. Public Key – Chìa Khóa Chung
Address trong Bitcoin cũng giống như một địa chỉ ở ngoài đời, hay một địa chỉ email. Bitcoins được chứa trong address cũng giống như emails được chứa trong một địa chỉ email. Một bitcoin address sẽ bắt đầu bằng số 1 hoặc số 3 (trông như thế này: 11uEbMgunupShBVTewXjtqbBv5MndwfXhb).Một người có thể tạo cho mình nhiều address khác nhau, và bạn nên làm điều đó cho mỗi transaction, vì đó là cách duy nhất để biết được bạn đã nhận được bao nhiêu bitcoins cho chuyện gì hay từ ai. Vì nếu bạn chỉ dùng một address thì sẽ không thể biết được chuyện đó, bởi vì trong mỗi address nó chỉ hiển thị tổng số bitcoins đang chứa trong đó. Không những thế, việc có nhiều address còn làm tăng thêm sự riêng tư. Như đã nói, address còn được gọi là public key, vì nó là public nên ai cũng có thể nhìn thấy số bitcoin trong đó (nhưng không thể biết được người nào sở hữu address đó, hay có thể lấy được số bitcoin đó). Hãy tưởng tượng address giống như một cái hòm thủy tinh: người ta có thể nhìn thấy được bên trong, nhưng không thể mở ra được cái hòm đó trừ khi họ có chìa khóa, Private Key, mà bạn là người duy nhất biết được (trừ khi bạn để lộ).
Private Key – Chìa Khóa Riêng
Private key được lưu trong file wallet.dat. Vì thế nên việc backup file này là rất quan trọng. Nếu ổ cứng bạn bị hư hay vô tình xóa mất file thì coi như bitcoins của bạn cũng mất. Backup có nghĩa là copy nó sang một nơi khác chẳng hạn như một ổ cứng khác, một thanh USB, gửi email kèm theo file đó cho chính mình, upload nó lên một trang nào đó (vd: google drive, facebook), gửi nó cho một người khác giữ dùm v.v… Như đã nói, nếu một ai đó có được file này của bạn, họ sẽ có thể lấy được bitcoins của bạn. Vì thế nên trước khi backup, bạn phải mã khóa file này lại (trong chương trình Bitcoin thì nó gọi là Encrypt [crypt (dt): hầm mộ cất giấu. 'En': tiền tố biến nó thành động từ], để lỡ khi có kẻ gian trộm được, họ phải biết mật mã (Passphrase) mới sử dụng được. Một mật mã tốt không nên ngắn hơn 8 ký tự, có chứa số, và có chữ thường lẫn chữ IN. Chẳng hạn như: T01YeuNguyenH0angHuy. Nếu bạn có được một mật mã như thế thì tất cả những máy tính trên đời này cộng lại mất 8 tỉ năm cũng chưa thể crack được.Blocks và Block Chain
Block Chain là một chuỗi liên kết các Blocks lại, giống như chuỗi hạt là một chuỗi liên kết các hạt lại. Mỗi một block có nhiệm vụ lưu giữ lại những transactions gần nhất (mà chưa được lưu lại ở những blocks trước đó). Tưởng tượng như Block Chain là một quyển sổ kế toán công cộng khổng lồ ghi lại tất cả giao dịch, trong đó mỗi trang trong quyển sổ đó là một Block, trang này đầy thì sẽ ghi sang trang mới; quyển sổ này có một đặc điểm là có số trang vô hạn. Một khi thông tin về transactions đã được ghi lại thì sẽ không bao giờ có thể bị thay đổi hay xóa đi. Ngoài những transactions gần nhất, mỗi block còn chứa thông tin liên kết tới block trước nó. Và nó còn chứa một đáp án cho một bài toán rất khó giải. Đáp án này là khác nhau cho mỗi block. Nếu đáp án không đúng thì block đó không có hiệu lực và không được lưu lại trong block chain.Một số thuật ngữ khác
Wallet: Ví/bóp tiền để giữ bitcoins, có thể là một chương trình được download và install vào máy tính của bạn (an toàn nhất, chi tiết ở cuối bài), hoặc Iphone, Android, hoặc những website có cung cấp dịch vụ wallet, chẳng hạn như trang blockchain.info.
Cryptography: mật mã học, mã khóa học, được dùng trong Bitcoin để bảo đảm tính an toàn và bảo mật của hệ thống.
Cryptocurrency: từ ghép giữa crypto và currency. Nếu hiểu currency là tiền và crypto là mã thì cryptocurrency có thể được dịch là “tiền mã”, tuy nhiên có lẽ từ này đã có bản quyền rồi.
Double spend: hành vi gửi đi cùng một số lượng bitcoins tới hai nơi khác nhau cùng một lúc. Ví dụ như bạn chỉ có 500 USD tính bằng bitcoin nhưng lại cùng một lúc đặt mua 2 cái Iphone 5 ở 2 websites khác nhau. Điều này sẽ không thể thực hiện được trong mạng lưới Bitcoin vì đã có cái Block Chain, mục đích chính của block chain là để tạo ra được một sự đồng thuận, nhất trí, thống nhất giữa tất cả thành viên trong mạng lưới để quyết định xem transaction nào sẽ được xác nhận và hợp lệ.
Hash rate: Tốc độ, sức mạnh tính toán của mạng lưới Bitcoin. Ví dụ: Hash rate = 10 Th/s = 10 ức (trillion) phép tính một giây.
Signature: Chữ ký. Giống như khi bạn ký tên vào một tờ check (người Việt đọc là séc) nào đó để gửi cho người khác để chứng minh cái check này là từ bạn gửi vì đó là chữ ký của bạn, thì Bitcoin cũng có một chế độ hoạt động tương tự: Khi bạn gửi bitcoin cho một người khác thì chương trình sẽ tự động tạo ra một chữ ký với private key của bạn, transaction này sau đó sẽ được loan báo lên mạng lưới, những thành viên trong mạng lưới sẽ kiểm tra xem cái chữ ký này có phải đúng thật là của bạn hay không với public key của bạn.
Tất cả những chi tiết này xảy ra một cách tự động, nên đối với một người dùng bình thường thì thật sự cũng không cần quan tâm tới lắm. Đối với một người dùng bình thường thì tất cả những gì bạn cần làm khi gửi bitcoin cho người khác là nhập địa chỉ của người đó vào và số bitcoin muốn gửi và bấm nút Send, chấm hết.
Anonymity – Bitcoin cho bạn sự riêng tư
Số bitcoins bạn có được chỉ đơn giản nằm trong một hay nhiều địa chỉ mà bạn có. Và số bitcoins đó thuộc về người nào đang giữ cái private key (nằm trong file wallet.dat), và chỉ khi có được cái private key đó thì mới có thể gửi bitcoin được, vì nếu không có private key thì sẽ không “ký tên” (sign) được. Khi bạn gửi bitcoins cho một người thì họ chỉ biết được số bitcoin đó là từ bạn gửi, nhưng không thể biết được ai là người đã sở hữu số bitcoins đó trước bạn.
Người ta có thể biết được số bitcoin đang có trong một địa chỉ chứ không thể biết được đích danh AI đang sở hữu địa chỉ đó. Vì thế nên ví dụ như bạn có 1 tỷ tiền bitcoins, bạn sẽ không gôm hết vào một địa chỉ duy nhất, mà phải chia ra làm nhiều địa chỉ khác nhau. Vì số tiền càng lớn thì sẽ càng bị mạng lưới chú ý theo dõi, và sự thật là như vậy.
Lưu ý: Mỗi MỘT public key sẽ có MỘT private key tương ứng với nó. Public key và Private key tương tự như hai cặp song sinh. Public key được tạo ra từ Private key, nhưng không thể làm được ngược lại. Nói cho dễ hiểu ví dụ như 4 chia 3 dư 1, 1 ở đây là public key, dù bạn biết 1 nhưng bạn không thể nào biết được 4 và 3, bởi vì có vô hạn những con số có thể chia cho nhau mà cũng dư 1.
Lưu ý khác: Trong bài trước tôi có nói public key và address là giống nhau, bài này có đính chính một chút là thật ra nó không hoàn toàn giống nhau. Public key sau khi được thanh lọc qua một vài hàm băm (hash function) thì ta sẽ có được một address, địa chỉ.
Ai? Công ty nào điều hành Bitcoin?
Không một ai hay công ty nào điều hành Bitcoin. Bitcoin được vận hành bởi tất cả những người dùng Bitcoin, những người đang sử dụng Bitcoin Client.
Bitcoin Client là gì?
Bitcon clients là những phần mềm, chương trình chạy Bitcoin, hay còn có một tên gọi thông thường khác là Wallet. Có nhiều loại clients khác nhau được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Chẳng hạn như:
- Bitcoin-QT Client (Download tại http://bitcoin.org/): Chương trình nguyên thủy được lập trình bởi Satoshi Nakamoto, người khai sinh ra Bitcoin. Phù hợp với những người đam mê, các thợ đào, developers, lập trình viên, doanh nghiệp.
- MultiBit Client (Download tại https://multibit.org/): Nhanh gọn nhẹ trung bình, phù hợp với người dùng trung bình.
- Electrum Client (Download tại http://electrum.org/): Nhanh gọn nhẹ nhất. Có thể phù hợp cho tất cả.
Nguyễn Hoàng Huy
Đăng lên bởi admincuchot
lúc 04:43. Trong thư mục
.
Nếu như bạn thích tin tức từ website này hãy theo dỏi bằng RSS 2.0.
Đăng bài viết của bạn bằng cách gữi bài viết về email cuchot86@gmail.com
Đăng bài viết của bạn bằng cách gữi bài viết về email cuchot86@gmail.com