|

Du lịch Việt Nam - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Du lịch Việt Nam - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Biểu trưng và khẩu hiệu của ngành Du lịch Việt Nam giai đoạn 2012-2015 do Tổng cục Du lịch Việt Nam đưa ra.[1]
Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Năm 2008, Việt Nam đã đón 4,218 triệu lượt khách quốc tế, con số này năm 2009 là 3,8 triệu lượt, giảm 11% so với năm trước. Tổng cục Du lịch Việt Nam dự báo con số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2010 là 4,5-4,6 triệu lượt, số lượt khách du lịch nội địa là 28 triệu lượt năm 2010, tăng 12% so với năm 2009.[2]
Trấn Ba Đình (trái) và cầu Thê Húc bên bờ hồ Gươm, Hà Nội
Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng.[3] Du lịch đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam [4]
Theo dự báo của Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2015 ngành du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số tương ứng năm 2020 là 11-12 triệu khách quốc tế; 45-48 triệu khách nội địa. Doanh thu từ du lịch sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020[5]
Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam từ nhiều năm nay, cũng đang bị báo động về nạn "chặt chém", bắt nạt du khách, hạ tầng cơ sởyếu kém và chất lượng dịch vụ kém, tạo ấn tượng xấu với du khách.[6][7][8] Từ hơn 20 năm phát triển du lịch, Việt Nam chỉ chú trọng khai thác thiên nhiên và vẫn chưa có được một sân khấu, nhà hát biểu diễn nghệ thuật dân tộc nào đủ lớn để giới thiệu đến du khách quốc tế, thiếu định hướng chiến lược phát triển, đầu tư một cách bài bản cho du lịch, và kém xa các nước trong khu vực.[4]

Du lịch trong nền kinh tế

Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng tại Việt Nam. Đối với khách du lịch ba-lô, những người du lịch khám phá văn hóa và thiên nhiên, bãi biển và các cựu chiến binh Mỹ và Pháp, Việt Nam đang trở thành một địa điểm du lịch mới ở Đông Nam Á[9]
Các dự án đầu tư vào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn 3.000 km và tại và các thành phố lớn đang gia tăng nhanh chóng. Dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng. Công ty lữ hành địa phương và quốc tế cung cấp các tour du lịch tham quan các bản làng dân tộc thiểu số, đi bộ và tour du lịch xe đạp, đi thuyền kayak và du lịch ra nước ngoài cho du khách Việt Nam, đặc biệt là gắn kết với các quốc gia láng giềng Campuchia, LàoThái Lan. Ngoài ra, nhờ vào việc nới lỏng các quy định về đi lại, xuất cảnh, khách du lịch nước ngoài đã có thể đi lại tự do trong nước từ năm 1997.
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nướcđược tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Nhà sản xuất và xây dựng (28 %) nông nghiệp, và thuỷ sản (20 %) và khai thác mỏ (10 %).[10]
Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007). Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn.[11]
Với tiềm năng lớn, từ năm 2001, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ quy hoạch, định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn[12]. Mặc dù "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010" có vài chỉ tiêu không đạt được [12], từ năm 2011, "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 30/12/2011 để tiếp nối [13][14]

Tiềm năng du lịch của Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, tiềm năng ấy thể hiện ở các thế mạnh sau:

Di tích

Tính đến tháng 8 năm 2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.[15] Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam.
Di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam được Thủ tướng chính phủ ra quyết định xếp hạng gồm : Cố đô Hoa Lư , Di tích Pác Bó ,Dinh Độc Lập , Hoàng thành Thăng Long , Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam , Khu di tích ATK Thái Nguyên , Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ , Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc , Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế , Khu di tích Kim Liên , Khu di tích Phủ Chủ tịch , Khu di tích Tân Trào , Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng , Nhà tù Côn Đảo , Quần thể di tích Cố đô Huế , Thành nhà Hồ , Thánh địa Mỹ Sơn , Thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động , Văn Miếu - Quốc Tử Giám , Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng , Vịnh Hạ Long , Đô thị cổ Hội AnĐền Hùng. Tới năm 2011, có 7 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam[16] bao gồm: Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long, Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An,Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Việt Nam có 117 bảo tàng trong đó các bộ, ngành quản lý 38, các địa phương quản lý 79. Hai bảo tàng lịch sử mang tính quốc gia là Bảo tàng Cách mạng Việt NamBảo tàng lịch sử Việt Nam hiện đang đề xuất thêm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.[17] Tuy nhiên, hầu hết các bảo tàng đều vắng khách tham quan [18][19]

Danh thắng

Việt Nam có 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ[22]. Nhiều suối có hạ tầng xây dựng khá tốt như: Suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông, Lâm Đồng; suối nước nóng Kim Bôi Hòa Bình, suối nước nóng Bình Châu Bà Rịa-Vũng Tàu, suối nước nóng Kênh Gà,Ninh Bình, suối nước nóng Quang Hanh Quảng Ninh.
Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp.[23] Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Longvịnh Nha Trang.

Khu du lịch quốc gia

Việt Nam hiện có 21 khu du lịch quốc gia tính đến năm 2008, là những trọng điểm để đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch.[24] Các khu du lịch đó là:
  1. Khu du lịch nghỉ dưỡng Sa Pa (Lào Cai)
  2. Khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể (Bắc Kạn)
  3. Khu du lịch văn hóa Hương Sơn (Hà Nội)
  4. Khu du lịch văn hóa Cổ Loa (Hà Nội)
  5. Khu du lịch biển Phan Thiết - Mũi Né (Bình Thuận)
  6. Khu du lịch sinh thái - lịch sử Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)
  7. Khu du lịch biển Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu)
  8. Khu du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc (Kiên Giang)

Văn hóa

Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng. Ngành du lịch và các địa phương đã nỗ lực xây dựng được một số điểm du lịch độc đáo, như du lịch cộng đồng Sa Pa, du lịch Bản Lát ởMai Châu...
Tuy nhiên, từ hơn 20 năm phát triển du lịch, Việt Nam vẫn chưa có được một sân khấu, nhà hát biểu diễn nghệ thuật dân tộc nào đủ lớn để giới thiệu đến du khách quốc tế, để đa dạng hóa sản phẩm du lịch.[4] Ngoại trừ múa rối nước, hiện có 1 sân khấu nhỏ tạiHà Nội và sân khấu múa rối nước Rồng Vàng tại Thành phố Hồ Chí Minh.[4]

Lịch sử ngành Du lịch Việt Nam

Ngành Du lịch tại Việt Nam chính thức có mặt khi Quốc trưởng Bảo Đại cho lập Sở Du lịch Quốc gia ngày 5 Tháng Sáu, 1951.[25]Chuyển tiếp sang thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, Nha Quốc gia Du lịch điều hành việc phát triển các tiện nghi du lịch trong nước ở phía nam vĩ tuyến 17 cùng tăng cường hợp tác quốc tế như việc gửi phái đoàn tham dự Hội nghị Du lịch Quốc tế ở Brussel năm 1958.[26] Năm 1961 Nha Du lịch cổ động du lịch "Thăm viếng Đông Dương"[27] với ba chí điểm: Nha Trang, Đà LạtVũng Tàu. Vì chiến cuộc và thiếu an ninh ngành du lịch bị hạn chế nhưng chính phủ vẫn cố nâng đỡ kỹ nghệ du lịch như việc phát hành bộ tem "Du lịch" ngày 12 Tháng Bảy năm 1974.[28]
Đối với miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam được tính là ngày 09 tháng 7 năm 1960[29]
  • Ngày 16/3/1963 Bộ Ngoại thương ban hành Quyết định số 164-BNT-TCCB quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Công ty Du lịch Việt Nam.
  • Ngày 18/8/1969 Chính phủ ban hành Nghị định số 145 CP chuyển giao Công ty Du lịch Việt Nam sang cho Phủ Thủ tướng quản lý.
  • Ngày 27/6/1978 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết nghị số 262 NQ/QHK6 phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ.
  • Ngày 23/1/1979 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 32-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch Việt Nam.
  • Ngày 15/8/1987 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 120-HĐBT về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.
  • Ngày 9/4/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 119-HĐBT thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam.
  • Ngày 31/12/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 447-HĐBT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch.
  • Ngày 26/10/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP thành lập Tổng cục Du lịch.
  • Ngày 27/12/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 20-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.
  • Ngày 7/8/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 53/CP về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch.
  • Ngày 25/12/2002 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

Các vùng du lịch

Xem thêm về nội dung này tại Các vùng du lịch ở Việt Nam.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của các cơ quan quản lý xác định rõ Việt Nam có 7 vùng du lịch như sau:[30][31]
  • Vùng trung du và miền núi phía Bắc: Bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang gắn với các hành lang kinh tế và các cửa khẩu quan trọng với Trung Quốc và Thượng Lào. Các địa bàn trọng điểm: TP. Lào Cai -Sa Pa - Phan Xi Păng; TP. Điện Biên Phủ và phụ cận; TP. Lạng Sơn và phụ cận Đền Hùng, vùng ATK.
  • Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc: Gồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải PhòngQuảng Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Các địa bàn trọng điểm: thủ đô Hà Nội và phụ cận, Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long - Bái Tử Long.[32]
  • Vùng Bắc Trung Bộ: Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế gắn với hệ thống cửa khẩu quốc tế với Lào, với du lịch hành lang Đông Tây và hệ thống biển, đảo Bắc Trung Bộ. Các địa bàn trọng điểm: Huế và phụ cận; Kim Liên - Vinh - Cửa Lò - Cầu Treo.
  • Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: gồm các tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với hệ thống biển đảo Nam Trung Bộ. Các địa bàn trọng điểm: Đà Nẵng - Quảng Nam, Nha Trang - Ninh Chữ, Phan Thiết - Mũi Né.
  • Vùng Tây Nguyên: gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng gắn với Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Các địa bàn trọng điểm: TP Đà Lạt và phụ cận, TP. Buôn Mê Thuột và phụ cận; Khu vực Bờ Y- TX. Kon Tum - TP. Pleiku.
  • Vùng Đông Nam Bộ: gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hành lang du lịch xuyên Á. Các địa bàn trọng điểm: Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh, Vũng Tàu - Côn Đảo.
  • Vùng Tây Nam Bộ: Gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và TP. Cần Thơ gắn với du lịch tiểu vùng sông Mêkông. Các địa bàn trọng điểm: Khu vực TP.Cần Thơ và phụ cận; Hà Tiên - Phú Quốc; Khu vực Đồng Tháp Mười.

Khẩu hiệu ngành du lịch

Giao đoạn Biểu trưng Khẩu hiệu Ghi chú
2001-2004 Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới
Vietnam - A destination for the new millennium
2004-2005 Hãy đến với Việt Nam
Welcome to Vietnam
2006-2011 Vietnamhiddencharm.svg Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn
Vietnam - The hidden charm
2012-2015 Vietnam Timeless Charm.PNG Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận
Vietnam - Timeless Charm
Logo bị đánh giá là "khó hiểu" [1]

Năm du lịch quốc gia

Năm Địa phương đăng cai Chủ đề Ghi chú
2003 Quảng Ninh Non nước hữu tình
2004 Điện Biên Hào hùng chiến khu
2005 Nghệ An Theo chân bác.
2006 Quảng Nam Một điểm đến - hai di sản văn hóa thế giới.
2007 Thái Nguyên Về thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc.
2008 Cần Thơ
và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Miệt vườn sông nước Cửu Long
2009 Đắk Lắk hủy bỏ vì địa phương đăng cai rút lui.[33]
2010 Hà Nội Thăng Long - Hà Nội, hội tụ ngàn năm chào mừng sự kiện 1000 năm
Thăng Long - Hà Nội
2011 Phú Yên
và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ
Du lịch biển - đảo[34] Khẳng định chủ quyền
và quảng bá biển, đảo Việt Nam
2012 Thừa Thiên - Huế
và các tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ
Du lịch di sản[35] kèm tổ chức Festival Huế
2013 Hải Phòng
và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
Văn minh Sông Hồng[36]

Vấn đề nan giải của ngành du lịch Việt Nam

Du lịch Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề yếu kém như ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch, nhiều di tích không được bảo quản đúng mức, gây hư hỏng nghiêm trọng hay bị sửa lại khác xa mẫu cổ và luôn thu phí vào cửa, tình trạng chèo kéo, bắt chẹt khách, tăng giá phòng tùy tiện, chất lượng hạ tầng cơ sởgiao thông thấp, dịch vụ kém, trong khi đó công tác quản lý chưa đạt hiệu quả...[6] Vì những yếu kém trong những mặt khác so với các nước trong khu vực, nên ngành du lịch Việt Nam thường chỉ chú trọng khai thác quá đáng các thắng cảnh thiên nhiên như một điểm mạnh, nhưng việc "xã hội hóa" các danh thắng (cho phép các công ty đầu tư khai thác và bán vé vào cửa) dẫn đến việc hầu hết các nơi danh thắng đều thu tiền vào tham quan, thường là khá đắt, và các công ty này lại không quan tâm bảo trì đúng mức, do đó cảnh quan đang bị xuống cấp hay phá hủy, điển hình là trường hợp các di tích quốc gia như Thác Voi,[37] Thác Liên Khương.[38]
Lãnh đạo ngành du lịch hứa hẹn, năm 2010, ngành sẽ đột phá cải thiện nhà vệ sinh, sẽ phát động chiến dịch ở đâu có du lịch ở đó có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.[39], tuy nhiên đã không đạt được.
Năm 2012, lần nữa, những tin tức tiêu cực và kinh nghiệm xấu về du lịch Việt Nam được đăng tải trên nhiều báo chí, phản ánh 'Nạn lừa đảo du khách rất đáng báo động', chất lượng dịch vụ kém và "du khách đua nhau tố các chiêu 'chặt chém' ", chưa có đấu hiệu thay đổi [7][8][40]. Thêm nữa, nạn ô nhiễm môi trường lại tăng lên, theo kết quả của báo cáo thường niên năm 2012 mang tên The Environmental Performance Index (EPI) của hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và Columbia của Mỹ thực hiện, về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng 132 quốc gia khảo sát, được xem là có không khí bẩn thứ 10 thế giới [41]
</div

Đăng lên bởi admincuchot lúc 07:51. Trong thư mục . Nếu như bạn thích tin tức từ website này hãy theo dỏi bằng RSS 2.0.
Đăng bài viết của bạn bằng cách gữi bài viết về email cuchot86@gmail.com

0 comments for "Du lịch Việt Nam - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia"

Leave a reply