|

Cồn Cỏ – Huyện Đảo nhỏ nhất và trẻ nhất Việt Nam


Cồn cỏ là một hòn đảo nằm ngoài biển Đông, cách Cửa Tùng (xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ) 28 km về phía Đông. Đảo có diện tích khoảng 4km2, có độ cao trung bình từ 7 – 10m so với mực nước biển, điểm có độ cao lớn nhất là 63m.
Cồn Cỏ – Huyện Đảo nhỏ nhất và trẻ nhất Việt Nam
Một góc đảo Cồn Cỏ. (Ảnh: H.P)
Ngày 18/04/2005, Chính phủ ra Nghị định Số 174/2004 - CP về việc thành lập huyện đảo Cồn Cỏ. Cồn Cỏ là huyện đảo trẻ nhất và nhỏ nhất cả nước. Tuy vậy, đảo có một tiềm năng rất lớn về du lịch - dịch vụ hậu cần nghề cá, thuỷ sản...
Đảo Cồn cỏ: Tiềm năng phát triển Du lịch
Đảo Cồn cỏ: Tiềm năng phát triển Du lịch
Đảo còn có tên là Hòn Cỏ, Thảo Phù, Con Hổ. Tuy đảo có diện tích không lớn nhưng đảo có vị trí chiến lược rất quan trọng, án ngữ toàn bờ biển Trung Trung bộ, gần nhiều tuyến hàng hải trong nước và quốc tế. Do đó, đảo có vai trò to lớn trong việc phòng thủ, bảo vệ vùng, lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.
Tính từ sau hiệp định Giơneve Cồn Cỏ vẫn chưa có người ở. Mùa thu năm 1959, biết Mỹ nguỵ có ý định chiếm đảo, Bộ chỉ huy quân sự đặc khu Vĩnh Linh đã cho một đơn vị bộ đội đỗ bộ lên đảo vào ngày 8/8/1959. Hai ngày sau, biệt kích nguỵ Sài Gòn cho tàu vây đảo, ta nổ súng tấn công buộc chúng phải rút lui.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Con Co vien ngoc giua bien xanh
Âu tàu đảo Cồn Cỏ.
Từ mùa xuân năm 1965, cùng với việc đánh phá miền Bắc, địch tập trung một khối lượng lớn máy bay, tàu chiến ngày đêm bắn phá ác liệt hòng chiếm đảo. Từ đây, Cồn Cỏ đã đi vào lịch sử, trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhiều tấm gương anh hùng, không ngại hy sinh để bảo vệ đảo. Trong một trận chiến đấu, khi hàng chục chiếc máy bay nhào lộn ném bom đánh phá đảo, chiến sĩ Thái Văn A vẫn đứng trên chòi cao theo dõi từng chiếc máy bay địch. Thấy nguy hiểm quá, chỉ huy lệnh cho anh rời trận địa, nhưng Thái Văn A vẫn không rời vị trí chiến đấu. Gương xạ thủ súng máy Ngọc Vân bị mảnh rốc két bắn cụt hai chân tới tận đùi, anh vẫn xin cấp trên ở lại chiến đấu tới hơi thở cuối cùng…

Một góc đảo Cồn Cỏ (Ảnh: Duy Tuấn)
Do sự cách trở về địa lý nên việc vận chuyển lương thực, vũ khí ra đảo gặp nhiều khó khăn; Nhu cầu bổ sung lực lượng chiến đấu, đưa tử sĩ vào đất liền khó khăn gấp bội, khi Mỹ nguỵ cho máy bay ngày đêm đánh phá, đồng thời cho tàu chiến bao vây thắt chặt, bịt kín mọi lối ra vào giữa đảo và đất liền. Nên tàu hải quân của ta không thể vận chuyển hàng hoá, vũ khí ra đảo được mà phải dùng thuyền của dân và lực lượng dân quân địa phương vận chuyển vào ban đêm. Khu uỷ Vĩnh Linh ra lời kêu gọi: “Tất cả vì đảo”, quân dân Vĩnh Linh cùng quân dân cả nước sát cánh với các chiến sĩ trên đảo đánh trả các đợt đánh chiếm của địch. Đáp lại lời kêu gọi đó, một phong trào “Tất cả vì đảo”, “Còn đất liền còn đảo” được phát động trong toàn khu vực. Hàng ngàn lá đơn tình nguyện của nhân dân các xã ven biển như: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Thái, Vĩnh Thạch đã gửi lên xin di tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ. Các đội tiếp tế đảo Cồn Cỏ được hình thành. Mỗi xã có nhiều đội vận tải hoạt động liên tục trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cho đến đầu năm 1972. Con đường tiếp tế của các đội thuyền cũng gặp nhiều gian nan nguy hiểm. Địch vẫn thường xuyên cho tàu chiến tuần tiểu bao vây đảo cả ngày lẫn đêm, đèn pha, pháo sáng rọi sáng cả vùng trời. Khi thấy mục tiêu, chúng liền huy động cho tàu chiến, máy bay tấn công. Nhiều chuyến hàng đã phải đổi bằng máu, nhưng dân quân Vĩnh Linh vẫn không sờn lòng, vẫn hướng về đảo thân yêu. Hàng nghìn tấn vũ khí, lương thực vẫn được chuyển ra đảo.
Cồn cỏ anh hùng
Với sự hy sinh đùm bọc của đất liền, các chiến sĩ trên đảo ngày đêm nắm chắc tay súng, kiên cường đánh trả các đợt tấn công xâm nhập của máy bay, tàu chiến Mỹ nguỵ bảo vệ vững chắc đảo Cồn Cỏ. Từ thời gian từ 1965-1968, các đơn vị bộ đội trên đảo đã lập nhiều chiến công vang dội: bắn hạ được 48 máy bay, trong đó có 29 chiếc rơi tại chỗ, bắn cháy 17 tàu chiến và 2 thuyền địch. Với thành tích đánh Mỹ giỏi, giữ đảo kiên cường, Cồn Cỏ được Chính phủ và Bác Hồ hai lần tuyên dương là đơn vị anh hùng; được tặng thưởng hai huân chương Độc lập, hai huân chương Quân công, bốn huân chương Chiến công. Nhiều chiến sĩ được tặng danh hiệu anh hùng: Thái Văn A, Nguyễn Tăng Mật…Toàn đảo được Bắc Hồ tặng hai câu thơ:
“ Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận
Đánh cho tan xác giặc Hoa Kỳ”
Hoà bình được lập lại, nhờ các bàn tay của các chiến sĩ trên đảo đã làm cho Cồn Cỏ ngày một thay đổi với những dãy nhà khang trang, sân bóng, vườn rau…Ngày 12/7/1996, đảo Cồn Cỏ được UBND tỉnh Quảng Trị ra quyết định công nhận là di tích lịch sử. Với chủ trương chiến lược phát triển đảo Cồn Cỏ thành một đơn vị hành chính dân sinh, quốc phòng; Năm 2001, nhiều đoàn viên thanh Vĩnh Linh xung phong rời đất liền ra xây dựng cuộc sống mới trên đảo. Ngày 18/04/2005, Chính phủ ra Nghị định Số 174/2004 - CP về việc thành lập huyện đảo Cồn Cỏ.
Không gian trên Đảo Cồn cỏ
Cồn Cỏ là huyện đảo trẻ nhất và nhỏ nhất cả nước. Tuy vậy, đảo có một tiềm năng rất lớn về du lịch - dịch vụ hậu cần nghề cá, thuỷ sản. Ở đây môi trường trong lành, hoang sơ, ít chịu sự tàn phá của con nguời như một số đảo khác.Trên đảo thảm thực vật khá đa dạng, rừng chiếm hơn 70%, đảo có nước ngọt (tuy trữ lượng không dồi dào), nước biển trong, nhiệt độ chênh lệch không lớn lắm. Điểm đáng chú ý là đáy biển quanh đảo có hệ động thực vật khá đa dạng. Theo khảo sát, hầu hết đáy biển quanh đảo từ độ sâu 4 mét trở lên đều có san hô (theo thống kê có 109 loài, 42 giống, 15 họ). Có nơi mật độ san hô dày, hình khối rất đẹp, đặc biệt các chuyên gia phát hiện san hô có màu đỏ lần đầu tiên phát hiện ở nước ta. Đi liền với hệ san hô là hệ động thực vật, nhuyễn thể, giáp xác khá phong phú như rong biển, sao xanh, hải sâm, dư chuột biển và nhiều thuỷ, hải sản có giá trị khác… Với tiềm năng to lớn đó, khi được đầu tư, Cồn Cỏ sẽ là địa điểm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá biển hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, góp phần to lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị.
Tác giả bài viết: Nguyễn Duy Hùng (dulichquangtri)
</div

Đăng lên bởi admincuchot lúc 00:36. Trong thư mục . Nếu như bạn thích tin tức từ website này hãy theo dỏi bằng RSS 2.0.
Đăng bài viết của bạn bằng cách gữi bài viết về email cuchot86@gmail.com

0 comments for "Cồn Cỏ – Huyện Đảo nhỏ nhất và trẻ nhất Việt Nam"

Leave a reply