Toàn cảnh vụ bắt giàn máy tình tiền tỷ cày Bitcoin tại Khánh Hòa
Công an tỉnh Khánh Hòa vừa khởi tố hai bị can về tội “kinh doanh trái phép” do “hành vi khai thác, mua bán các loại tiền ảo” (thường gọi là tiền bitcoin và một số loại tiền ảo khác). Sự việc này làm dư luận đặt ra câu hỏi lớn xung quanh vấn đề pháp lý của việc đầu tư thương mại đồng bitcoin.
Thêm một vụ “100 USD” ở Khánh Hòa: Phá án hay triệt hạ doanh nghiệp?
(congluan.vn) - Trong khi dư luận cả nước vẫn còn chưa hết sửng sốt về vụ việc một doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh bị kiểm tra, tạm giữ hơn 500 lượng vàng với căn cứ nghi vấn giao dịch 100 USD trái phép thì tại Khánh Hòa, lại xuất hiện một vụ việc tương tự. Sau hơn 2 tháng kể từ khi bị cơ quan công an khám xét, tạm giữ tài sản, hai doanh nghiệp đang bị đẩy xuống bờ vực phá sản mà không biết mình phạm phải tội gì?Khám xét khẩn cấp lúc 6 giờ sáng
Vào sáng ngày 15/3/2014, Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện Lệnh khám xét khẩn cấp số 17/PC46 đối với Nguyễn Văn Minh – Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH tư vấn xây dựng V.M và Lệnh khám xét khẩn cấp số 18/PC46 đối với Nguyễn Văn Thông – Giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ 289 tại nhà số 289 Lê Hồng Phong, Phước Hải, Nha Trang.
Công an Khánh Hòa thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp tại 289 Lê Hồng Phong
Cơ quan điều tra đã tạm giữ toàn bộ giấy tờ, con dấu cùng tài sản của hai Công ty V.M và Công ty 289 cùng nhiều tài sản cá nhân khác. Trong quá trình thực hiện lệnh khám xét, các ông Minh, Thông không được thông báo Quyết định khởi tố vụ án, ngay khi khám xét xong cũng không được nhận Biên bản khám xét. Lệnh khám xét khẩn cấp chỉ được Điều tra viên đọc cho riêng ông Minh trên tầng 4 mà không có bất kỳ ai chứng kiến.
Không dừng ở đó, ông Minh còn bị lực lượng công an áp giải đến số nhà 245 Lê Hồng Phong để khám xét. Điều đáng nói là trong Lệnh khám xét ông Minh được nghe không nhắc đến ngôi nhà này.
Ngày 2/4/2014, các ông Minh, Thông nhận được Quyết định về việc giải quyết khiếu nại số 02/PC46 của Thủ trưởng cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Khánh Hòa. Theo đó, cơ quan điều tra khẳng định việc khám xét khẩn cấp đối với nơi ở và nơi làm việc của hai Công ty nêu trên là đúng quy định pháp luật và đã thông báo bằng văn bản đến Viện KSND tỉnh Khánh Hòa. Hiện cơ quan điều tra đang tiến hành kiểm tra, mở niêm phong các đồ vật, tài liệu bị thu giữ trong quá trình khám xét.
“Đang làm ăn kinh doanh yên ổn, 6 giờ sáng chúng tôi bị lực lượng công an đến khám xét khẩn cấp trước sự ngỡ ngàng của người thân, nhân viên, người dân khu phố. Tôi và nhiều nhân viên bị coi như tội phạm, bị còng tay, bị dùng dùi cui đánh đập. Khám xét xong không phát hiện điều gì nhưng toàn bộ tài sản, giấy tờ, con dấu, tài khoản của công ty bị tạm giữ, phong tỏa. Ngay cả sổ hưu của tôi cũng bị tạm giữ. Nhẫn đeo tay của tôi cũng bị giữ. Tổ yến tôi đang dùng cũng bị thu giữ” – ông Minh bức xúc!
Bắt nhầm?
Làm việc với PV, đại diện VKSND tỉnh Khánh Hòa cho biết: Sau khi nhận được đơn khiếu nại của ông Minh, VKSND tỉnh đã làm việc với cơ quan CSĐT. Cơ quan CSĐT cho biết: Qua đơn tố giác và công tác trinh sát cho thấy tại Công ty TNHH tư vấn xây dựng V.M có nhiều người ra vào trong đó có một số giống người ngoại quốc, có một số thiết bị nghi là kinh doanh viễn thông trái phép, có nhiều giao dịch tài khoản với số tiền lớn. Qua đó, cơ quan CSĐT đã tiến hành khám xét khẩn cấp và thu giữ tiền mặt, vật dụng, máy móc… Về thời hạn điều tra cho thấy đã hết (quá 2 tháng – PV). Tuy nhiên, cơ quan CSĐT lý giải rằng do đại diện doanh nghiệp không có mặt để mở niêm phong máy móc. Về việc giữ con dấu, cơ quan CSĐT sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đóng dấu nhưng chỉ với những hợp đồng giao dịch được cơ quan CSĐT cho là phù hợp.
Trước những thông tin này, ông Minh đưa ra căn cứ pháp lý: Quá trình khám xét không cho thấy có việc kinh doanh viễn thông trái phép vì nếu có các ông đã bị bắt giam, xử lý hình sự. Việc cơ quan CSĐT trả lời Viện KSND tỉnh Khánh Hòa rằng ông và nhân viên không có mặt để mở niêm phong là không đúng vì việc này đã hoàn tất cách đây hơn 1 tháng. Về việc công an cho phép đóng dấu thì rất phập phù, nhiều lần không đóng dấu được. “Tôi cần phải giải thích với công luận và các cơ quan chức năng rằng qua khám xét, cơ quan CSĐT đã thu giữ nhiều máy móc mà cá nhân chúng tôi dùng để chơi Bitcoin bằng tài khoản cá nhân. Về giao dịch Bitcoin, vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã có thông cáo báo chí thể hiện: Khuyến cáo người dân không nên tham gia đầu tư vì tính rủi ro cao. Khi xảy ra rủi ro Ngân hàng Nhà nước không thể bảo vệ. Hiện, Việt Nam chưa công nhận đây là loại tiền tệ cũng như chưa có chế tài cấm, xử phạt loại hình này. Vì vậy, khi không có chủ thể và khách thể bị xâm hại thì theo pháp luật hình sự, không thể xác định đây là hành vi tội phạm. Tiền chúng tôi là tiền cá nhân không lừa đảo, chiếm dụng của ai nên làm sao chúng tôi là tội phạm được? Vì vậy, việc cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Khánh Hòa căn cứ vào đây để chứng minh chúng tôi phạm tội giao dịch tiền “ảo” là một sai lầm nối tiếp. Tôi cam đoan những gì đã nói là sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật” – ông Nguyễn Văn Thông cho hay.
Không thể đẩy doanh nghiệp đến chỗ “chết”
Các ông Minh, Thông cho rằng, cơ quan CSĐT không đưa ra được căn cứ nào cho việc khám xét khẩn cấp, bắt người và tạm giữ tài sản mà chỉ trả lời chung chung là “đúng quy định pháp luật”. Bởi theo quy định tại Điều 140 Luật Tố tụng hình sự thì: “Việc khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án”.
Trong khi đó, theo Lệnh khám xét căn cứ được nêu là hoạt động kinh doanh viễn thông trái phép, nhưng từ khi thành lập tới nay và trên thực tế khám xét đã cho thấy cả hai công ty chưa bao giờ biết và có hoạt động trong lĩnh vực này. Như vậy có thể hiểu việc thực hiện lệnh khám xét là không có căn cứ pháp luật.
Không phát hiện hành vi phạm tội kinh doanh viễn thông trái phép nhưng cơ quan CSĐT vẫn tiến hành thu giữ hàng loạt giấy tờ, sổ sách, máy móc… Theo nhiều chuyên gia pháp luật, có lẽ do bị “hớ” vì xác định có hành vi kinh doanh viễn thông trái phép nhưng không muốn phải nhận lỗi, cơ quan điều tra đành thu giữ các vật dụng, tài liệu nêu trên nhằm tìm ra những sai phạm khác. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa phát hiện vi phạm nào.
Theo Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự, thời hạn điều tra đối vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng. Trong đó, hai công ty trên đang bị điều tra vì nghi ngờ có hành vi kinh doanh viễn thông trái phép, tức là tội phạm ít nghiêm trọng. Tuy nhiên, từ thời điểm bị khám xét, bị tạm giữ tài sản đến nay đã quá 02 tháng, phía cơ quan CSĐT vẫn chưa có Kết luận điều tra đối với vụ án này. Việc này không chỉ chứng minh rõ ràng hơn cho việc thiếu căn cứ khi ra lệnh khám xét mà còn làm rõ nét hơn cho một loạt những sai phạm của Cơ quan CSĐT trong khi thi hành nhiệm vụ.
Việc tạm giữ và phong tỏa tài khoản trái pháp luật trên đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hai công ty. Theo ông Nguyễn Văn Minh, mọi hoạt động kinh doanh đều bị đình trệ, các công ty bỏ lỡ mất nhiều hợp đồng và cơ hội kinh doanh quan trọng, có giá trị lớn, hàng loạt công nhân xin thôi việc vì không được trả lương.
Doanh nghiệp gửi đơn kêu cứu
Mặt khác, việc tạm giữ tiền và phong tỏa tài khoản của cơ quan Công an đã khiến các công ty này không có tiền để trả lãi ngân hàng và thực hiện nghĩa vụ thuế cho Nhà nước. “Không hiểu vì sao cơ quan CSĐT lại giữ các tài sản của chúng tôi một thời gian lâu như vậy mà không một lời giải thích? Tài sản chúng tôi đã nhận chỉ là một phần nhỏ và chủ yếu là những thứ không quan trọng, còn các giấy tờ, tài sản quan trọng thì không biết bao giờ mới được nhận lại? Chúng tôi đang rơi vào bờ vực phá sản! Bây giờ tôi khẩn thiết đề nghị Viện kiểm sát, Công an tỉnh, Bộ Công an khẩn trương vào cuộc để làm rõ vụ việc. Nếu chúng tôi có tội chúng tôi sẽ sẵn sàng chịu sự trừng phạt của pháp luật. Nếu không, cần phải trả lại danh dự, quyền lợi của chúng tôi và xử lý nghiêm những người làm sai” – ông Minh bức xúc.
Được biết, hiện ông Minh đã có Đơn tố cáo cơ quan CSĐT- Công an tỉnh Khánh Hòa có hành vi lạm quyền, khám xét, tạm giữ tài sản trái phép gửi Viện KSND tỉnh Khánh Hòa, Viện KSND tối cao, Bộ Công an, Thủ tướng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng như các cơ quan báo chí.
Theo chúng tôi, do đã quá thời hạn điều tra, tạm giữ tài sản, tài liệu của hai công ty trên nên cơ quan điều tra cần phải đưa ra kết luận điều tra. Nếu không phát hiện hành vi phạm tội, cần phải trả ngay tài sản, tài liệu, giấy tờ đã tạm giữ, đưa ra lời xin lỗi với doanh nghiệp. Cơ quan điều tra không thể kéo dài sự “im lặng một cách đáng sợ” vì càng kéo dài thì doanh nghiệp càng bị đẩy vào cảnh khốn cùng.
Đã đến lúc, VKSND tỉnh Khánh Hòa, Viện KSND tối cao cần vào cuộc xem xét đối với vụ việc. Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa, Bộ Công an cần kiểm tra việc thực thi pháp luật và sớm có kết luận đối với vụ việc trên, đồng thời xem xét hoàn trả các tài sản đã thu giữ của hai công ty nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của doanh nghiệp.
Khánh Hòa: Bị đẩy đến đường cùng, doanh nghiệp gửi đơn tố cáo đến Bộ Công an
Chỉ vì nghi vấn hai Cty Kinh doanh viễn thông trái phép mà cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Khánh Hoà - tiến hành khám xét khẩn cấp. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn điều tra nhưng cơ quan này vẫn chưa đưa ra được kết luận điều tra. Điều này khiến 2 Cty đang đứng trước bờ vực phá sản…Không biết mình phạm tội gì?
Theo đơn tố cáo gửi Viện KSND tỉnh Khánh Hoà, Viện KSND Tối cao, Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hoà, Bộ Công an của ông Nguyễn Văn Minh – Giám đốc Chi nhánh Cty TNHH Tư vấn xây dựng V.M, ông Nguyễn Văn Thông – Giám đốc Cty TNHHTMVDV 289: Khoảng 6 giờ sáng ngày 13/5/2014, cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Khánh Hoà huy động gần 100 người cùng nhiều xe ô-tô đến khám xét số nhà 289 Lê Hồng Phong (TP. Nha Trang) theo lệnh khám xét khẩn cấp số 17/PC46. CQĐT đã tạm giữ toàn bộ giấy tờ, con dấu cùng tài sản của hai Cty cùng nhiều tài sản cá nhân khác. Trong quá trình thực hiện lệnh khám xét, các ông Minh, Thông không được thông báo Quyết định khởi tố vụ án, ngay khi khám xét xong cũng không được nhận Biên bản khám xét. Lệnh khám xét khẩn cấp chỉ được Điều tra viên đọc cho riêng ông Minh trên tầng 4 mà không có bất kỳ ai chứng kiến. Ngoài ra ông Minh còn bị lực lượng công an áp giải đến số nhà 245 Lê Hồng Phong để khám xét. Điều đáng nói là trong Lệnh khám xét mà ông Minh được nghe không nhắc đến ngôi nhà này.
Giàn điện tử tiền tỷ của công ty đứng trước nguy cơ đắp chiếu vì bị ngừng trệ hoạt động.
Ngay sau đó, ông Minh và ông Thông đã liên tục có đơn khiếu nại gửi Công an tỉnh Khánh Hoà đề nghị làm rõ căn cứ khám xét khẩn cấp, đề nghị cơ quan điều tra trả lại tài sản, con dấu, không phong toả tài sản Cty và cá nhân, trả lời rõ xem các ông có vi phạm pháp luật hay không? Tuy nhiên, suốt từ đó đến nay đã quá hai tháng, cơ quan CSĐT vẫn không đưa ra được kết luận điều tra và đương nhiên tài khoản của Cty và các cá nhân vẫn bị phong tỏa, rất nhiều tài sản, con dấu vẫn bị thu giữ. Cơ quan CSĐT chỉ trả lời một cách chung chung là việc khám xét là đúng, vụ việc vẫn đang được điều tra.
Gần đây nhất, ngày 23/5/2014, ông Minh và ông Thông nhận được Quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Khánh Hoà. Điều đáng bàn là tại quyết định này, cơ quan CSĐT cho biết đang điều tra, xác minh vụ mua bán tiền điện tử, có dấu hiệu vi phạm pháp luật có liên quan đến 2 Cty do các ông làm giám đốc. Trong quá trình điều tra hai ông Thông, Minh và một số nhân viên đã thiếu hợp tác, gây khó khăn cho công tác điều tra (!?).
Ông Minh và ông Thông đã có đơn tố cáo hành vi khám xét, tạm giữ tài sản trái phép, lạm dụng quyền lực, đẩy doanh nghiệp đến chỗ phá sản của cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Khánh Hoà. Đồng thời đề nghị nhanh chóng làm rõ vụ việc, nếu phạm tội các ông sẵn sàng chịu sự trừng phạt của pháp luật. Nếu CQĐT không có chứng cứ xác thực thì phải nhanh chóng hoàn trả lại tài sản của Cty, cá nhân bị tạm giữ, phong toả đồng thời bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp, xử lý nghiêm những cá nhân sai phạm. Các ông Minh, Thông cho hay: “Theo quy định tại Điều 140 Luật Tố tụng hình sự thì: “Việc khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án”. Trong khi đó, theo Lệnh khám xét căn cứ được nêu là hoạt động kinh doanh viễn thông trái phép, nhưng từ khi thành lập tới nay và trên thực tế khám xét đã cho thấy cả hai Cty chưa bao giờ biết và có hoạt động trong lĩnh vực này”. Như vậy, có thể hiểu việc thực hiện lệnh khám xét là không có căn cứ pháp luật. Theo Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự, thời hạn điều tra đối với vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng. Trong khi đó, hai Cty trên đang bị điều tra vì nghi ngờ có hành vi kinh doanh viễn thông trái phép, tức là tội phạm ít nghiêm trọng. Tuy nhiên, từ thời điểm bị khám xét, bị tạm giữ tài sản đến nay đã quá 02 tháng, phía cơ quan CSĐT vẫn chưa có Kết luận điều tra đối với vụ án này.
Trao đổi với phóng viên, ông Thông bức xúc: “Cơ quan CSĐT nói chúng tôi không hợp tác là không đúng. Các thiết bị, máy móc, tài liệu bị tạm giữ đã được cơ quan công an mở niêm phong. Việc điều tra, tìm ra tội phạm là trách nhiệm của họ. Chúng tôi không vi phạm thì biết khai báo gì, chẳng lẽ khai nhận mình vi phạm pháp luật? Lệnh khám xét khẩn cấp tôi được nghe là căn cứ vào dấu hiệu có việc kinh doanh viễn thông trái phép. Bây giờ cơ quan CSĐT lại trả lời đang điều tra về việc mua bán tiền điện tử. Không biết họ cố tình kéo dài vụ việc đến bao giờ?".
Doanh nghiệp đang nằm chờ chết
Theo ông Nguyễn Văn Minh, hậu quả của việc khám xét, tạm giữ, phong tỏa tài sản, con dấu, tài khoản khiến mọi hoạt động kinh doanh của 2 Cty đều bị đình trệ, bỏ lỡ mất nhiều hợp đồng và cơ hội kinh doanh quan trọng, có giá trị lớn, hàng loạt công nhân xin thôi việc vì không được trả lương, vì bị tạm giữ tiền và phong tỏa tài khoản nên các Cty không có tiền để trả lãi ngân hàng và thực hiện nghĩa vụ thuế. Được biết, hiện ông Minh đã có Đơn tố cáo cơ quan CSĐTCông an tỉnh Khánh Hòa có hành vi lạm quyền, khám xét, tạm giữ tài sản trái phép gửi Viện KSND tỉnh Khánh Hòa, Viện KSND tối cao, Bộ Công an, Thủ tướng Chính phủ, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam…
Thiết nghĩ, đã đến lúc, VKSND tỉnh Khánh Hòa, Viện KSND tối cao, Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa, Bộ Công an cần kiểm tra việc thực thi pháp luật và sớm có kết luận đối với vụ việc trên.
NHÓM PVPL
Nguồn:
http://congluan.vn/tin-chi-tiet/146/50392/Khanh-Hoa-Bi-day-den-duong-cung,-doanh-nghiep-gui-don-to-cao-den-Bo-Cong-an.html
http://congluan.vn/tin-chi-tiet/10/50292/Them-mot-vu-%E2%80%9C100-USD%E2%80%9D-o-Khanh-Hoa-Pha-an-hay-triet-ha-doanh-nghiep.html
</div

Đăng bài viết của bạn bằng cách gữi bài viết về email cuchot86@gmail.com